Thông báo đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình xử lý môi trường và công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Thứ sáu - 18/12/2020 18:00 766 0

 Thông báo đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình xử lý môi trường và công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

​Căn cứ Khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường: “6. Dự án thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, hệ thống xử lý nước thải (không bao gồm các cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung) phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường quy định tại Điều 101, Điều 108 và Điều 109 Luật bảo vệ môi trường. Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải phải được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chủ dự án căn cứ vào đặc điểm, tải lượng của dòng thải có thể lựa chọn giải pháp kỹ thuật sau: a) Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 50 m3 /ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3 /ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là các bể, thiết bị, dụng cụ hoặc phương tiện (gọi chung là bể sự cố) có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 01 ngày hoặc bể sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải; b) Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 500 m3 /ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3 /ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 02 ngày hoặc hồ sự cố có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải; c) Trường hợp khối lượng nước thải theo thiết kế từ 5.000 m3 /ngày (24 giờ) trở lên phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 03 ngày hoặc hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng quay vòng xử lý lại nước thải, bảo đảm không xả nước thải ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố của hệ thống xử lý nước thải. 7. Khu công nghiệp và cơ sở đang hoạt động thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, hệ thống xử lý nước thải (không bao gồm các cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung) nếu không có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo quy định tại khoản 6 Điều này thì phải có kế hoạch xây lắp, gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; sau khi hoàn thành, phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.”. Ngành chế biến tinh bột mì, cao su thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ. Trong thời gian qua, đa số các cơ sở chế biến tinh bột mì, cao su đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường như đầu tư công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A, quy chuẩn chuyên ngành (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến tinh bột sắn – QCVN 63:2017/BTNMT; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên – QCVN 01-MT:2015/BTNMT), …Tuy nhiên, hiện nay theo kết quả giám sát của ngành chức năng thì hệ thống xử lý nước thải của một số doanh nghiệp đã có dấu hiệu xuống cấp, một số máy móc, thiết bị đã hư hỏng không hoạt động nhưng các doanh nghiệp chưa có kế hoạch khắc phục (do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dịch bệnh, nguồn nguyên liệu thiếu hụt, xuất hàng không ổn định, …nên nhiều doanh nghiệp đã ngưng hoạt động sản xuất). Nhằm bảo vệ chất lượng nguồn nước sông, suối, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Tiến hành rà soát hồ sơ môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: trường hợp trong hồ sơ môi trường phê duyệt đã có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải thì triển khai thực hiện theo quy định. Trường hợp chưa có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải thì Công ty căn cứ vào lưu lượng nước thải lựa chọn giải pháp kỹ thuật như quy định nêu trên, báo cáo bằng văn bản gửi UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung trong hồ sơ môi trường đã phê duyệt thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường. 2. Rà soát, cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải đảm bảo chất thải xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải, xây dựng công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải nếu có phát sinh khối lượng đất dôi dư thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật Các nội dung nêu trên phải thực hiện chậm nhất đến ngày 31/12/2021. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, liên hệ Phòng Bảo vệ môi trường: số 606, đường 30/4, phường III, Thành phố Tây Ninh; điện thoại số: 0276.3839989 để được hướng dẫn./.

Toàn bộ nội dung TBxaydungcongtrinhphongnguasuconuocthai1_Signed.pdf

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây