Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai Quyết định số 1496/QĐ-UBND ngày 03/7/2017 của UBND tỉnh nêu trên đến Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Quỹ phát triển đất tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tây Ninh, UBND các huyện, thành phố Tây Ninh và các đơn vị trực thuộc Sở để tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được ban hành.
(Đính kèm theo Quyết định số 1496/QĐ-UBND ngày 03/7/2017 của UBND tỉnh và Kế hoạch)
Kết quả thực hiện Kế hoạch đề nghị các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị trực thuộc Sở gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường (Văn Phòng Sở) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2017.
* Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Sở như sau:
1. Chi cục Quản lý đất đai:
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đất đai quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất đã ban hành thuộc thẩm quyền tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện trong quá trình tổ chức thực hiện;
- Công bố công khai và tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Tây Ninh sau khi đã được Chính phủ phê duyệt;
- Hoàn thành việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện, thành phố trước ngày 31/12 năm trước;
- Thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và đúng quy định của Luật Đất đai;
- Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở, Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung rà soát, gia hạn tiến độ sử dụng đất, thu hồi đất đối với các dự án chậm đưa đất vào sử dụng, dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư và công bố công khai theo quy định;
- Quản lý chặt chẽ việc rà soát, xây dựng phương án sử dụng đất và việc xác định giá trị doanh nghiệp là giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tập trung xử lý dứt điểm đối với các trường hợp đã cổ phần hóa nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về sử dụng đất theo quy định của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ.
2. Văn phòng Sở:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai trong đó có Nghị định số 01/2017/NĐ-CP trên phương tiện thông tin đại chúng đến cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân tại địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là việc rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục; kịp thời rà soát, chuẩn hóa và công bố công khai các thủ tục mới, sửa đổi được quy định sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đẩy mạnh ứng dụng tin học trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường, đầu tư, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Kiểm tra, rà soát kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Đăng ký đất đai; quyết định việc phân cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại khoản 23 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ;
3. Thanh tra Sở:
- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đất đai quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã ban hành thuộc thẩm quyền tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện trong quá trình tổ chức thực hiện;
- Tham mưu ban hành Quy định cụ thể việc thu hồi đất đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng của bên thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp,khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề theo quy định tại khoản 36, điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá việc chấp hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với cấp huyện, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm;
- Tăng cường công tác kiểm tra đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của các cấp, các ngành, đặc biệt là ở cơ sở; kiên quyết xử lý đối với các trường hợp người được giao thẩm quyền giải quyết, xử lý thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo gây bức xúc trong nhân dân;
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là các vụ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
4. Phòng Kinh tế đất:
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đất đai quy định về Bảng giá đất đã ban hành thuộc thẩm quyền tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện trong quá trình tổ chức thực hiện.
5. Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh:
- Tham mưu ban hành quy định về việc góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư;
- Tiếp tục rà soát các tồn tại, vướng mắc trong công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phân loại các trường hợp chưa thực hiện đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, kiến nghị các giải pháp cụ thể về chính sách, pháp luật về tổ chức thực hiện để hoàn thành việc đăng ký đất đai theo quy định và hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất;
- Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
6. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh:
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đất đai quy định về mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã ban hành thuộc thẩm quyền tỉnh để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện trong quá trình tổ chức thực hiện.
7. Trung tâm Công nghệ Thông tin:
- Phối hợp công bố công khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Tây Ninh sau khi đã được Chính phủ phê duyệt;
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai trong đó có Nghị định số 01/2017/NĐ-CP trên phương tiện thông tin đại chúng đến cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân tại địa phương;
- Phối hợp tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là việc rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục; kịp thời rà soát, chuẩn hóa và công bố công khai các thủ tục mới, sửa đổi được quy định sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đẩy mạnh ứng dụng tin học trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường, đầu tư, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đề nghị các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức thực hiện./.
CCQLĐĐ
Ý kiến bạn đọc