Tìm cách bảo vệ nước sông Đồng Nai

Thứ ba - 23/12/2014 16:45 761 0

Tìm cách bảo vệ nước sông Đồng Nai

Hơn 100 đại biểu đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Lâm Đồng, TP HCM,… cùng nhiều nhà khoa học đã bàn và đưa ra nhiều phương án nhằm bảo vệ nguồn nước, môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai do Ủy Ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai tổ chức chiều 22.12 tại TPHCM.

 

Tại phiên họp lần thứ tám

 

Theo ban tổ chức, sông Đồng Nai là con sông nội sinh duy nhất của Việt Nam và là nguồn cung cấp nước sạch cho việc nuôi trồng thủy sản; sinh hoạt của các tỉnh Đồng Nai, TPHCM,… Những năm gần đây, việc ô nhiễm ở lưu vực sông Đồng Nai đã được cải thiện trong những năm gần đây. 

Hầu hết các điểm nước trên lưu vực sông Đồng Nai có thể sử dụng được cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu; một số nơi có thể sử dụng được cho sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm có độ ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt là điểm giữa sông Soài Rạp – KCN Hiệp Phước bị ô nhiễm nặng chỉ sử dụng được cho hoạt động giao thông thủy. 

Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, theo khảo sát của Bộ Xây dựng, hiện nay toàn hệ thống nhà máy xử lý nước thải trên lưu vực sông Đồng Nai mới xử lý được 15% lượng nước thải sinh hoạt; 45% lượng nước thải công nghiệp. Dự tính của Bộ Xây dựng đến năm 2020 nước thải đô thị từ 12 tỉnh, thành phố trên hệ thống lưu vực sông Đồng Nai xả ra sẽ vào khoảng 4,5 triệu m3 nước/ngày; đến năm 2030 là 7,5 triệu m3/ngày. 

Ông Lê Văn Tuấn, TGĐ Cty CP nước và môi trường VN đưa ra giải pháp, đối với KCN-KCX xây dựng hệ thống thoát nước riêng, thu gom xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận,… Xây hệ thống thoát nước mưa riêng và nước thải riêng. Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở các đô thị với công suất được tính toán trên cơ sở tỷ lệ tiếp cận dịch vụ thoát nước theo từng giai đoạn phát triển của đô thị. 

Theo tính toán của ông Tuấn, trước mắt sẽ xây dựng 51 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị loại 3 trở lên thuộc phạm vi lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với công suất đến năm 2020 khoảng 2,5 triệu m3/ngày, đến năm 2030 khoảng 4,2 triệu m3/ngày. 

Ông Bùi Anh Kiệt, GĐ Sở TNMT TPHCM cho rằng, Ủy Ban bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai cần phối hợp tốt hơn nữa việc liên kết vùng, liên kết tỉnh cùng có các biện pháp, thể chế quản lý hệ thống hệ thống xả thải; hệ thống thông tin cơ sở giữ liệu trên toàn lưu vực sông Đồng Nai. Đặc biệt cần có cơ chế giám xát và các biện pháp chế tài đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường. 

Theo laodong.com.vn

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây