Hợp tác nâng cao sức mạnh, bảo vệ tài nguyên, giữ vững chủ quyền biển đảo

Thứ tư - 16/07/2014 04:55 3.717 0

Hợp tác nâng cao sức mạnh, bảo vệ tài nguyên, giữ vững chủ quyền biển đảo

Để thực thi nhiệm vụ quản lý TN&MT biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền và thực hiện quản lý tổng hợp TNMT biển, thời gian qua, Bộ Quốc phòng và Bộ TN&MT đã triển khai nhiều nhiệm vụ hợp tác, cùng hướng đến mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững kinh tế biển, đảo Việt Nam…

 

Nâng cao sức mạnh bảo vệ biển đảo và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo.

 

Cải thiện đời sống, khơi dậy niềm tin

Muốn phát triển bền vững kinh tế biển, đảo, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, nhất thiết phải xây dựng đươc các cơ sở dân sự trên các đảo tiền tiêu. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, nhiều năm qua, Bộ TN&MT phối hợp Bộ Quốc phòng đã thiết lập cơ chế phối hợp, triển khai Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam (đề án 373) với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động đưa dân và quân ra các đảo, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo giúp dân ổn định đời sống lâu dài trên đảo.

Cũng tại Đề án 373, Bộ quốc phòng được giao chủ trì phối hợp Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương ven biển thực hiện Dự án biên soạn tài liệu hướng dẫn lực lượng vũ trang tham gia tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo. Đến nay, Dự án đã biên soạn được 44 tài liệu và nhiều ấn phẩm liên quan với nội dung tuyên truyền quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo theo hướng bền vững. Nhờ những tài liệu quan trọng này, Bộ quốc phòng đã phối hợp với các địa phương ven biển đẩy mạnh công tác truyên thông, nâng cao ý thức cộng đồng trong quản lý bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo. Chủ động ký kết, khai thác Chương trình hợp tuyên truyền biển đảo với 46 tỉnh, thành phố và 15 cơ quan, ban ngành trung ương, cơ quan thông tấn báo chí…qua đó nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo trong các tầng lớp nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài, huy động mọi nguồn lực, góp phần xây dựng, củng cố, nâng cao sức mạnh phòng thủ bảo vệ biển đảo và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 và một số vùng đảo khác như  Đảo Trần (Cô Tô),  đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Phú Quý (Bình Thuận), đảo Thổ Chu (Phú Quốc, Kiên Giang).. .

Các hoạt động thiết thực trên thông qua nhiều hoạt động cụ thể đã góp phần cải thiện thật sự đời sống của quân và dân trên các đảo, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong các tầng lớp xã hội về biển đảo của Tổ quốc, góp phần khơi dậy niềm tin, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của các cấp từ trung ương đến địa phương, các kiều bào nước nước, dân tộc, tôn giáo và nhân dân cả nước trước nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới.

Chủ động xử lý sự cố trên biển

Nhờ đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các Chi cục Biển và hải đảo ở các địa phương và lực lượng của Bộ Quốc phòng, hải quân, cảnh sát biển nên công tác thanh kiểm tra, kịp thời phát hiện và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển đạt hiệu quả cao. Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác, đánh bắt, vận chuyển trái phép tài nguyên thiên nhiên, động vật hoang dã trên biển. Một số hành vi vi phạm pháp luật về môi trường như nhận chìm chất thải, phá dỡ tàu cũ, xả chất thải từ các phương tiện vận chuyển trên biển, dùng chất nổ, xung điện đánh bắt cá, gây ô nhiễm hủy hoại môi trường… cũng đã được ngăn chặn, phát hiện kịp thời, tuy nhiên công tác xử lý còn nhiều bất cập bởi quy định chồng chéo và chưa rõ chức năng xử phạt.

Các lực lượng quốc phòng, an ninh đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ TNMT và Ủy ban tìm kiếm cứ nạn trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển. Đồng thời, các lực lượng quân đội cũng đã xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống giám sát, ứng phó sự cố tràn dầu, đào tạo tập huấn, huấn luyện, diễn tập và trang bị các thiết bị sẵn safng ứng phó. Kể từ khi ký kết hợp tác với Bộ TNMT (2005) đến nay, Bộ Quốc phòng đã huy động gần 3000 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia ứng phó  và xử lý 68 sự cố tràn dầu trên biển.

Đặc biệt, đã phối hợp tốt trong việc triển khai Đề án Điều tra cơ bản TNMT biển (Đề án 47). Sản phẩm của dự án cố ý nghĩa thiết thực, đã được ứng dụng và phát huy hiệu quả tốt trong xây dựng công trình quốc phòng tại khu vực Trường Sa, Nhà dàn DK1, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.

Để tiếp tục phát huy những thành công đã được được trong việc phối hợp thực thi pháp luật trên biển, Bộ TNMT và Bộ Quốc phòng thống nhất tiếp tục trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong việc điều tra thu thập thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu biển để khai thác tối đa nguồn dữ liệu hai bên có. Mặt khác, cần trao đổi, cung cấp thông tin về sự phát triển công nghệ điều tra, khai thác tài nguyên nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trang thiết bị, công nghệ cho các hoạt động trên biển.

 

 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực các bên trong kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm hại, hủy hoại  tài nguyên môi trường, cứu hộ cứu nạn và phối hợp giải quyết tốt các vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động của cac cảng quân sự theo hướng phát triển bền vững…

 

Theo monre.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây