Đúng - Đủ - Sạch trong chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường

Thứ ba - 22/10/2024 10:30 9 0
Bộ TN&MT đã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số theo tinh thần “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hoá các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Chuyển đổi số trong quy trình quản lý, điều hành

Về tình hình, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến Quý I/2024, Bộ TN&MT đã ban hành 8 quyết định về chuyển đổi số (CĐS), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong ngành TN&MT; đang tiếp tục triển khai hoàn thiện, trình Bộ trưởng Bộ TN&MT xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật bảo đảm cơ sở pháp lý phục vụ CĐS, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT.

Cùng với đó, thực hiện xây dựng, hoàn thiện các nội dung về CĐS, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL), dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử… trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các Luật mới được ban hành.

Trong việc triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Bộ đã xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ tầng số tại Bộ sử dụng chung, quản lý tập trung tại các Trung tâm dữ liệu, đã từng bước được nâng cấp, phục vụ khai thác sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng an toàn, an ninh thông tin và nhu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, hỗ trợ Sở TN&MT các địa phương.

Bộ đã triển khai chữ ký số, chứng thư số, chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; thực hiện thay đổi thông tin chứng thư số cho các tổ chức, cá nhân thuộc Bộ. Đồng thời, hoàn thành triển khai Chương trình Ipv6 for Gov (giai đoạn 1) theo Quyết định số 1096/QĐ – BTTTT ngày 23/6/2023.

Chuyển đổi số ngành TN&MT hoàn thành cập nhật chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Nâng chất lượng phục vụ

Bộ TN&MT đã và đang tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp, triển khai, vận hành các nền tảng số đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, trong đó, đã triển khai, vận hành tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ (LGSP), bảo đảm an toàn thông tin, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và các hệ thống thông tin của Bộ với 248 dịch vụ, tổng số giao dịch trong Quý I/2024 là 2.549.164 giao dịch, số lượng văn bản điện tử (ký số) gửi, nhận là 32.595 văn bản.

Tính đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng CSDL đất đai với 455/705 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành; thực hiện kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư với dữ liệu của 461/705 đơn vị hành chính cấp huyện; 6.198/10.599 đơn vị hành chính cấp xã và đang được tiếp tục thực hiện.

Ngoài ra, Bộ TN&MT đã hoàn thành xây dựng CSDL nền địa lỹ quốc gia và thành lập bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:25.000; 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000,1:1.000.000 phần đất liền và CSDL nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình đáy biển trên vùng biển Việt Nam, góp phần giúp các Bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ đang tiếp tục vận hành, cung cấp 88 Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trong đó 36 DVCTT mức độ toàn trình (chiếm tỷ lệ 40,91%); kết nối với các CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, dân cư và Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và DVCTT (hệ thống EMC).

Đồng thời, tích hợp, cung cấp 86 DVCTT trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 97,7% trên tổng số 88 DVC đã triển khai; Thực hiện số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, dự kiến số hoá các hồ sơ và giải quyết TTHC hoàn thành 100% trong năm 2024.

Về tình hình triển khai thực hiện Đề án 06/CP, Bộ TN&MT đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các Thông tư có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác của địa phương nơi cư trú, đã ban hành 3 thông tư thay thế, sửa đổi 4 thông tư liên quan.

Trong đó, Bộ đã hoàn thành tái cấu trúc quy trình, thực hiện kết nối, tích hợp, công bố, cung cấp DVCTT “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận” trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, kết nối với CSDLQG về dân cư, đến nay đã có 63 tỉnh thành triển khai; trong tháng 3/2024 phát sinh 3.282 hồ sơ, nâng tổng hồ sơ phát sinh năm 2024 là 10.974 hồ sơ.

Dịch vụ công tại danh mục được phê duyệt tại Quyết định số 422/QĐ-TTg, Bộ đã hoàn thành việc rà soát, chuẩn hoá, tái cấu trúc quy trình và cung cấp DVCTT “Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặn cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tập trung của Bộ, Cổng Dịch vụ công quốc gia và tích hợp với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện tại, đã có 60/63 tỉnh phố triển khai, trong tháng 3/2024, phát sinh thêm 9.017 hồ sơ, nâng tổng hồ sơ phát sinh năm 2024 là 36.100 hồ sơ, riêng qua hệ thống Bộ TN&MT là 14.170 hồ sơ.

 Người dân đang từng bước tiến tới “số hoá” trong mọi lĩnh vực cuộc sống

Ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số

Tuy vẫn còn một số vướng mắc về TTHC, định mức kinh tế - kỹ thuật và nhân lực triển khai CĐS hạn chế, song, Bộ TN&MT vẫn đang tích cực xây dựng các chính sách, cơ chế khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý, giải pháp công nghệ kỹ thuật cho CĐS, phát triển Chính phủ số quốc gia nói chung.

Đồng thời đưa ra một số đề xuất, trong đó, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện quy định pháp lý, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá để tạo thuận lợi cho CĐS, số hoá, bảo đảm dữ liệu “đúng - đủ - sạch - sống”; ưu tiên các điều kiện về thể chế, quy định, nguồn lực để hoàn thành xây dựng, duy trì vận hành các CSDL/hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, các nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế chính sách về tổ chức, vị trí việc làm, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với công chức, viên chức nhằm thu hút, khuyến khích, sử dụng nhân lực có chất lượng về công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, ATTT.

Cùng với đó, có cơ chế thực tế để ưu tiên bố trí nguồn thu từ đất, tài nguyên, nhằm thực hiện số hoá, chuẩn hoá, hoàn thiện, vận hành CSDL quốc gia về đất đai, tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh việc triển khai rộng rãi các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số phục vụ người dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thiết thực hiện đại hoá đất nước. 

Tác giả: MT

Nguồn tin: monre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây