Kết quả thống kê đất đai năm 2012 tỉnh Tây Ninh

Thứ năm - 11/04/2013 22:45 872 0

Kết quả thống kê đất đai năm 2012 tỉnh Tây Ninh

               Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003, Điều 58 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Thực hiện Công văn số 1443/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Tổng cục quản lý đất đai về việc thực hiện thống kê diện tích đất đai năm 2012;

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã ban hành Công văn số 2305/STNMT ngày 22 tháng 10 năm 2012 về việc triển khai thống kê diện tích đất đai năm 2012 và chỉ đạo Chi cục quản lý đất đai, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ các huyện, thị xã. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh là cơ quan đầu mối trực tiếp tổng hợp báo cáo và tổng hợp kết quả thống kê đất đai trên địa bàn tỉnh. Đến nay công tác thống kê đất đai năm 2012 của tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành, 100% số liệu thống kê cấp xã, phường, thị trấn đều được tổng hợp theo hệ thống bảng biểu, số liệu được quy định bằng phần mềm thống kê đất đai TK05-2.1

             Kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2013 như sau, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 403.261,42 ha, so với số liệu Thống kê đất đai năm 2011 giảm 705,41 ha (do đo đạc chính quy huyện Châu Thành tăng 1.048,28 ha, Dương Minh Châu giảm 1753,69 chủ yếu do xác định lại ranh khu vực Hồ Dầu Tiếng xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu). Trong đó:

             1. Đất nông nghiệp: 345.255,34 ha, chiếm 85,62% diện tích tự nhiên. So với

năm 2011 tăng 2.889,97 ha:

             1.1. Đất sản xuất nông nghiệp: 270.376,63 ha chiếm 67,05% diện tích tự nhiên. So với năm 2011 tăng 2.574,18 ha.

             1.2. Đất lâm nghiệp: 72.241,34 ha chiếm 17,91% diện tích tự nhiên. So với năm 2011 giảm 282,11 ha. Trong đó: Đất rừng sản xuất 11.387,11 ha; đất rừng phòng hộ 29.659,05 ha và đất rừng đặc dụng 31.195,18 ha.
             1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.801,67 ha chiếm 0,45% diện tích tự nhiên. So với năm 2011 tăng 171,66 ha.

             1.4. Đất nông nghiệp khác: 835,70 ha chiếm 0,21% diện tích tự nhiên. So với năm 2011 giảm 137,98 ha.

             2. Đất phi nông nghiệp: 57.960,82 ha chiếm 14,37% diện tích tự nhiên giảm 3.552,20 ha so với năm 2011 (do đo đạc chính quy huyện Châu Thành, Dương Minh Châu) trong đó:

             2.1. Đất ở: 9.022,12 ha chiếm 2,24% diện tích tự nhiên tăng 11,01 ha do đất ở tại nông thôn giảm 40,71 ha và đất đất ở tại đô thị tăng 3,61 ha so với năm 2011.
             2.2.  Đất chuyên dùng: 26.493,76 ha chiếm 6,57% diện tích tự nhiên tăng 280,71 ha so với năm 2011.

             2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 190,99 ha chiếm 0,05% diện tích tự nhiên tăng
             2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 681,30 ha chiếm 0,17% diện tích tự nhiên tăng

 21,67 ha so so với năm 2011.
             2.5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 21.565,76 ha chiếm 5,35% diện tích tự nhiên.
So với năm 2011 giảm 3.807,39 ha.

             2.6. Đất phi nông nghiệp khác: 6,89 ha chiếm 0,002% diện tích tự nhiên giảm

10,89 ha so với năm 2011.

             3. Đất chưa sử dụng: 45,26 ha chiếm 0,01% diện tích tự nhiên giảm 10,89 ha so với năm 2011.

Qua số liệu Thống kê đất đai năm 2012 cho thấy việc khai thác quỹ đất để sử dụng vào các mục đích đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Cơ cấu các loại đất và đối tượng sử dụng đất có sự chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới một cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, cụ thể:

- Một số diện tích đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm sử dụng không hiệu quả giảm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang đất trồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi này phù hợp với tình hình phát triến kinh tế của địa phương.

- Đất lâm nghiệp do làm tốt công tác bảo vệ, tu bổ, khoanh nuôi và trồng mới rừng nên diện tích rừng trong thời gian qua đã được giữ vững;

- Đất ở tại đô thị tăng là phù hợp với xu hướng phát triến kinh tế xã hội;

Tình hình quản lý và sử dụng đất của Tây Ninh trong thời gian qua tương đối tốt, đem lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, công tác quản lý có những tiến bộ rõ rệt, dần dần đi vào nề nếp và từng bước lập lại trật tự mới, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong việc quản lý và sử dụng là tình trạng chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, việc lập các vườn cây ăn quả, trồng cây cao su trên đất trồng lúa không phù hợp với quy hoạch, không được cấp có thẩm quyền cho phép cần được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm túc. Việc giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chưa sử dụng hết, còn để hoang hoá, tỉnh đã có biện pháp khắc phục, nhưng chuyển động tương đối chậm do năng lực tài chính và quản lý của nhà đầu tư còn yếu.

   Thống kê đất đai là công việc định kỳ hàng năm theo quy định của Luật Đất đai, nội dung và trình tự thực hiện được quy định cụ thể tại Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công tác thống kê đất đai năm 2012 được chủ động sớm và triển khai, thực hiện nhanh, chất lượng đảm bảo theo quy định.

Công tác Thống kê đất đai năm 2012 của tỉnh Tây Ninh được triển khai từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, theo đúng nội dung, phương pháp và các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tài liệu Thống kê đất đai năm 2012 được thực hiện trên cơ sở số liệu Thống kê đất đai năm 2011 và tổng hợp số liệu biến động đất đai được cấp có thẩm quyền cho phép trên hồ sơ địa chính từ ngày 01/01/2012 đến 01/01/2013 của các cấp xã, huyện, tỉnh. Đây là số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao, nó phản ánh đúng tình hình hiện trạng sử dụng quỹ đất của từng đơn vị hành chính các cấp (xã, huyện, tỉnh).

Qua số liệu Thống kê đất đai năm 2012 của tỉnh Tây Ninh, cho thấy xu hướng biến động đất đai về cơ bản theo hướng phù hợp với điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất.

Hiệu quả đạt được là giúp địa phương nắm chắc quỹ đất đai, làm cơ sở để từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, định giá đất, phân hạng đất,…, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Tỉnh, của các ngành, các cấp sau năm 2012.

  Ý kiến bạn đọc

  Góp ý

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây