Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội khóa 14 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Luật đã xác lập khung chính sách nhằm hướng đến việc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế-xã hội; thể hiện mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định các chính sách bảo vệ môi trường khác. Quy định đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định, thực hiện, đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án.
Với vai trò là đạo luật cơ bản về bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường có tính nguyên tắc trong mối tương quan với các luật chuyên ngành khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất như các quy định về đa dạng sinh học, bảo vệ chất lượng nước nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quy hoạch, quan trắc, điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, tài nguyên nước; góp phần hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin, kết nối các thành phần môi trường, thể hiện bao quát, đầy đủ toàn cảnh về môi trường của Việt Nam, phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-75 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường; không duy trì chế độ quan trắc môi trường định kỳ đối với doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật ban hành gồm nhiều điểm đổi mới, cụ thể:
Bên cạnh đó, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vừa được thông qua, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 có một số nội dung mới mà nhiều quy định trong Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP không còn phù hợp, cụ thể là các quy định về:
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Luật quy định Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Như vậy, chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang có hiệu lực tại thời điểm hiện nay là Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/N-CP, hai văn bản này được xây dựng trên cơ sở pháp lý là Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2017.
Quốc hội đã ban hành các đạo luật có nhiều điểm thay đổi, nhiều điểm mới thì việc tiếp tục áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/20221/NĐ-CP trong khi các văn bản này chưa có các quy định điều chỉnh đối với hành vi mới của Luật sẽ không phù hợp, khi triển khai trong thực tiễn sẽ bất cập.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành cần được ban hành để có hiệu lực đồng thời với Luật. Tại Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã phân công Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP được ban hành nhằm bảo đảm tính tương thích, phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 27/12/2021 quy định chi tiết một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng như thiết lập khung pháp lý đồng bộ khi các Luật trên có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP gồm 04 chương, 78 điều, cụ thể:
Chương I: Những quy định chung (Điều 1- Điều 8)
Chương II: Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 9- Điều 55)
Chương III: Thẩm quyền xử phạt và các biện pháp bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 56 - Điều 75)
Chương IV: Điều khoản thi hành (Điều 76 - Điều 78)
Phụ lục: Danh mục các thông số môi trường nguy hại trong chất thải
Nôi dung chi tiết nghị định xem tại đây
Tác giả: MT
Nguồn tin: monre.gov.vn
Ý kiến bạn đọc